Bệnh hen phế quản có chữa được không ?
Hen phế quản (HPQ), còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…
Bệnh có thể có
yếu tố di truyền, không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm
nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu
tố thời tiết như đổi mùa, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, mưa phùn gió
bấc ẩm ướt là những yếu tố cho cơn hen khởi phát.
Theo thống kê, ở nước ta hiện nay cứ
1000 người có 50-60 người mắc bệnh HPQ, như vậy, đây là một trong các
bệnh chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh không do nhiễm khuẩn. Trước đây,
ho hen, hen suyễn là những cách gọi mộc mạc trong dân gian ai cũng hiểu
chứng tỏ HPQ không xa lạ với dân mình; nhưng ngày nay, việc đối phó,
kiểm soát bệnh đã có rất nhiều tiến bộ để người bệnh chung sống tương
đối bình thường với một bệnh mạn tính.
Triệu chứng chủ yếu của HPQ:
Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại
nhiều lần,hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết
dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở
ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử, không cần ống nghe của
bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở
này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau
đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Đây vừa là triệu
chứng vừa là tất cả phiền toái của bệnh cần điều trị, nên chữa HPQ thực
chất là chữa cơn khó thở. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm
trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Vì lý do nêu trên, chữa bệnh HPQ nhằm
vào điều trị cắt cơn hen, dự phòng cơn hen và điều trị dự phòng để các
cơn hen càng thưa ra càng tốt. Người bệnh bị HPQ đã quá quen với các
thuốc cắt cơn hen, các loại thuốc xịt, thuốc dạng hít đã được bác sĩ chỉ
định cho nhiều lần nên vấn đề cắt cơn hen không khó khăn đến mức phải
vào viện như hồi xưa, nhưng cần chú ý là luôn luôn mang theo thuốc bên
người trong mọi hoàn cảnh để không bị động. Nếu để lên cơn hen rồi mới
lo chạy đi mua thuốc thì rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Định kỳ 6 tháng
đến 1 năm vẫn phải đi khám chuyên khoa hô hấp với thầy thuốc quen chữa
cho mình để được đánh giá, điều chỉnh lại loại thuốc và liều dùng nhằm
chủ động kiểm soát được cơn khó thở.
Điều trị dự phòng cơn hen là mục tiêu
chính mà cả thầy thuốc và người bệnh ao ước nhất vì không có gì sung
sướng hơn khi đỡ được những cơn hen như đè ngực bóp cổ, gây hốt hoảng
tột độ. Dự phòng lâu dài bằng thuốc nên có chỉ định của bác sĩ dùng các
loại thuốc dạng hít và thuốc xịt, khí dung vì ít gây tác dụng phụ kết
hợp thuốc chống viêm loại corticoid. Cũng theo định kỳ khám lại để điều
chỉnh thuốc men cho phù hợp.
Nhưng dự phòng tốt nhất là điều chỉnh
lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Tuy
chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một điều nhiều người biết và đã thực hiện
có kết quả rất tốt là thay đổi khí hậu vùng miền. Những người ở phía
bắc chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết
hẳn cơn hen. Montelukast (MONTECEF) được dùng để phòng ngừa khởi phát cơn hen phế quản
Ngoài ra, các cách dự phòng dễ hiểu dễ làm là:
Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như
thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại
bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân
tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà.
Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.
Điều cuối cùng, rất hữu hiệu nhưng đòi
hỏi sự kiên trì rèn luyện là tập thở. Có thể tham gia các câu lạc bộ sức
khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập
thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn
của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống
được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20-30
phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là “thiền”, là phòng được
bệnh và cải thiện được sức khỏe.
BS Đào Thế Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét