VIÊM MŨI DỊ ỨNG – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
TRỊ HIỆN NAY
Việc điều trị viêm mũi dị ứng dựa vào các phương pháp
hòa nhập với đời sống bệnh nhân. Các nhà lâm sàng có vài phương pháp để điều
trị bệnh viêm mũi dị ứng, và việc áp dụng đúng đắn các phương pháp này sẽ mang
lại kết quả khả quan, cải thiện triệu chứng và chất lượng sống của bệnh nhân.
Cùng với việc quản lý môi trường sống, miễn dịch liệu pháp, điều trị thuốc trên
bệnh nhân viêm mũi dị ứng vẫn đáng tin cậy và hiệu quả.
Điều trị bằng thuốc đối với viêm mũi dị ứng được sử
dụng nhiều năm nay và tiếp tục được chỉ định thường quy. Các thuốc điều trị này
có thể có nhiều dạng từ uống đến xịt tại chổ và cũng đem lại kết quả điều trị
khác nhau trên triệu chứng của bệnh nhân. Nghiên cứu trên những bệnh nhân viêm
mũi dị ứng cho thấy rằng điều đầu tiên bệnh nhân quan tâm là sự hết nhanh của
triệu chứng và ít tác dụng phụ của thuốc.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm của đường hô hấp trên
với bệnh học và triệu chứng bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn sớm (early-phase)
của đáp ứng dị ứng được khởi động với vai trò trung gian của histamine,
các triệu chứng cấp tính liên quan tới sự tiếp xúc với dị ứng nguyên bao gồm
chủ yếu hắt hơi, ngứa mũi, các triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi cũng
thường hiện diện nhưng thường ở cuối giai đoạn này. Giai đoạn muộn (late-phase),
thường xảy ra sau 2 giờ xảy ra giai đoạn cấp và được đóng vai trò trung
gian bởi cytokines của tế bào T như là IL-4 và IL-5 và sự thâm nhiễm tế
bào bởi eosinophil và basophil. Những triệu chứng này có thể kéo dài hơn
so với các triệu chứng do histamine đơn độc, và triệu chứng chủ yếu là nghẹt
mũi và chảy mũi sau. Do đó, hiểu được các yếu tố liên quan của giai đoạn sớm và
muộn của đáp ứng miễn dịch và cơ chế bệnh học có thể giúp các bác sỹ tai mũi
họng lựa chọn thuốc điều trị để giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống
cho bệnh nhân.
Bài này sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về các thuốc điều
trị được sử dụng trong viêm mũi dị ứng. Các thuốc này ảnh hưởng lên các yếu tố
khác nhau của sự đáp ứng dị ứng, với các yếu tố kháng viêm hữu hiệu. Trong khi
điều trị bằng thuốc hữu hiệu lên 1 số loại triệu chứng của viêm mũi dị ứng, 1
số thuốc có tác dụng rộng lên cả giai đoạn sớm và muộn của đáp ứng dị ứng. Thêm
vào đó, các thuốc mới được nghiên cứu có tác dụng tốt lên sự kháng viêm và có
thể mang tới sự biến chuyển hữu hiệu trên triệu chứng của bệnh nhân.
KHÁNG HISTAMINE
Các kháng histamine đại diện cho nhóm 1 được sử dụng để
điều trị viêm mũi dị ứng hơn 60 năm qua. Những thuốc này được phát hiện vào
những năm 1940 để làm giảm các triệu chứng do histamine đóng vai trò trung gian
trong viêm mũi dị ứng. Kháng histamine được dùng trong viêm mũi dị ứng có vai
trò cạnh tranh với histamine-1 (H1) receptor được tìm thấy trên bề mặt tế bào
không chỉ ở mũi mà còn ở phổi, mô liên kết và da. Các thuốc này không những
cạnh tranh bằng cạnh gắn kết với receptor H1, mà còn thay đổi cấu trúc 3D của
các receptor này làm giảm sự giống nhau của các cấu trúc histamine này và dẫn
tới giảm triệu chứng do histamine đóng vai trò trung gian. (down-regulating
histamine driven symtomps). Đặc tính thay đổi cấu trúc của receptor này
được gọi là reverse agonism.
Dòng histamine đầu tiên bị giới hạn bởi những tác dụng
phụ không mong muốn của nó. Những thuốc này được giới thiệu đầu tiên vào năm
1940, và nhiều loại thuốc sau đó được đưa ra trong 30 năm kế tiếp. Mỗi loại
kháng histamine thuộc 1 trong 6 loại phân nhóm đều dựa trên cấu trúc phân tử
của nó. Các loại histamine đại diên cho 6 nhóm được minh họa ở bảng bên dưới.
Những chất này được cho là thế hệ đầu tiên của dòng histamine. Chúng có tác
dụng nhanh nhưng thời gian tác dụng khá ngắn bởi vì thời gian bán hủy ngắn. (short
serum half-lives)
Trong khi phần lớn các kháng histamine chứng minh khả
năng hữu hiệu trong điều trị phần lớn các triệu chứng của viêm mũi dị ứng,
chúng thường đi kèm với các tác dụng phụ làm cho việc sử dụng trên lâm sàng bị
giới hạn. Tất cả các thuốc trong nhóm 1 này đều có tính chất thu hút mỡ (lipophilicity)
và di chuyển tự do qua hàng rào máu não. Đặc tính này cho phép chúng tương
tác với các receptor H1 trung ương tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương,
như là buồn ngủ, rối loạn vận động, và tổn thương sự nhận thức. Thêm vào đó, những
thuốc dòng này có khả năng lựa chọn kém, tác dụng lên các receptor cholinergic
và muscarinic qua đó gây nên sự ảnh hưởng đối kháng cholinergic với các triệu
chứng như mù màu, khô miệng, tăng hiện tượng co cứng ở cơ.
Để giải quyết với các tác dụng phụ do nhóm thứ 1 gây
nên, nhóm thứ 2 của kháng histamine được ra đời 30 năm sau. Các thuốc này vẫn
giữ tác dụng hữu hiệu trên lâm sàng và khá an toàn hơn so với nhóm 1. Những
thuốc này được xếp vào kháng histamine thế hệ thứ 2 với thuộc tính ít tính chất
thu hút mỡ hơn và do đó sẽ qua hàng rào máu não ít hơn. Và bởi vì chúng có ít
tương tác với receptor H1 trung ương, những thuốc dòng này cho tác dụng hữu
hiệu lên các triệu chứng ở mũi với ít tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh
trung ương. Hơn nữa, các thuốc mới không có tác dụng lên tác dụng phụ kháng
cholinergic và vì thế dung nạp tốt hơn sơ với thế hệ 1
Kháng histamine được sử dụng điều trị các triệu chứng
của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi. Các kháng histamine thế hệ 1 với tác
dụng kháng cholinergic có thể làm giảm chảy mũi, mặc dù chất xuất tiết sẽ đặc
hơn và có thể gây phiền toái cho bệnh nhân. Các kháng histamine dòng mới hơn có
ít tác dụng lên triệu chứng chảy mũi. Không có kháng histamine đường uống nào
có tác dụng hữu hiệu lên việc điều trị nghẹt mũi, mặc dù 1 vài loại có tác dụng
nhẹ lên triệu chứng này như là desloratadine, levocetirizine. Tuy nhiên, Xịt
mũi bằng kháng histamine như là olopatadine, azelastine được chứng minh
rằng có tác dụng hữu hiệu lên việc giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Kháng histamine thế hệ thứ 2 được sử dụng đầu tiên tại
Mỹ năm 1985 với việc sử dụng Terfenadine. Thuốc này sau đó được sử dụng
rộng rãi cho tới giữa những năm 1990 khi người ta phát hiện thuốc này có tác
dụng lên men gan và vì thế bị loại trừ. Kháng histamine thế hệ thứ 2 khác đó là
astemizole, được tìm thấy với tác dụng tương tự và cũng bị loại trừ vào
giữa những năm 1990.
Kháng histamine thế hệ thứ 2 được giới thiệu tiếp tại
Mỹ là loratadine, được sử dụng vào năm 1993. Thuốc này được sử dụng rộng
rãi trong 15 năm qua và hiện tại có thể mua không cần đơn của bác sỹ ( over-the-counter)
để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng. Loratadine được xếp vào nhóm không gây
buồn ngủ, mặc dù liều cao có thể gây buồn ngủ. Đồng thời nó cũng không gây ảnh
hưởng phụ nào hay tác dụng lên men gan.
Fexofenadine được phát
triển kế tiếp sau khi Terfenadine bị loại trừ và cũng được xếp vào nhóm không
gây buồn ngủ. Nó cũng không có tác dụng lên chuyển hóa của gan cũng như độc cho
tim như terfenadine. Fexofenadine được xem là không gây buồn ngủ dù tăng liều
điều trị. Nó cũng được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và giá thành khá rẻ.
Thuốc thứ 3 được đề cập đến trong thế hệ thứ 2 của
kháng histamine là cetirizine, được giới thiệu vào những năm 1990.
Cetirizine được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc điều trị các triệu
chứng cả đường hô hấp và dị ứng ở da. Đồng thời thuốc này cũng có 1 số tác dụng
phụ buồn ngủ, ngay cả với liều thấp 10mg/ngày. Những tác dụng này tuy nhiên là
ít so với những thuốc thế hệ thứ 1. Thuốc này cũng được bán không cần đơn bác
sỹ (OTC –over the counter) tại Mỹ.
Desloratadine và levocetirizine, 2 kháng
histamnine mới đường uống, được đưa vào sử dụng tại Mỹ cách đây vài năm.
Desloratadine là chất chuyển hóa đầu tiên của loratadine. No có thời gian bán
hủy dài hơn các dòng trước, và thời gian tác dụng kéo dài hơn. Them vào đó,
Desloratadine có tác dụng nhẹ lên sự thông khí mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Levocetirizine là S-enantiomer của cetirizine. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng S-enantiomer đóng vai trò quan trọng trong tác
dụng hữu hiệu của cetirizine. Levocetirizine được chứng minh có tác dụng hữu
hiệu qua 6 tháng điều trị ở bệnh nhân viêm mũi dị ưng dai dẳng. Điều này là do
thuốc không chỉ tác dụng lên các triệu chứng chung của viêm mũi dị ứng mà còn
triệu chứng nghẹt mũi. Thêm vào đó thuốc này cũng có tác dụng gây buồn ngủ nhẹ
dù rằng ít hơn so với cetirizine.
Kháng histamine tại chổ cũng rất hữu hiệu trong điều
trị viêm mũi dị ứng. Các thuốc tác dụng tại chổ này được dùng khá thành công
trong việc điều trị viêm kết mạc dị ứng. Azellastine là kháng histamine
đường mũi được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc này có tác dụng giảm các
triệu chứng không chỉ ở mũi mà còn ở mắt, và có tác dụng cộng hưởng khi dùng
phối hợp với xịt mũi corticosteroid. Các nghiên cứu thử nghiệm so sánh việc
điều trị Azellastine xịt tại chổ với cetirizine đường uống, Azellastine cho tác
dụng nhanh , hiệu quả và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân hơn. Thuốc
kháng histamine thứ 2 đó là olopatadine, cũng được xem xét bởi US Food
and Drug Administration (FDA), được dùng xịt mũi.
THUỐC LÀM THÔNG MŨI
Các thuốc này có tác dụng giảm sung huyết của các mạch
máu tại mũi, và cải thiện sự thông khí qua mũi. Có 2 dạng đường uống và xịt
mũi, tác dụng đối kháng với alpha-adrenergic làm giảm máu chảy tại các
xoang tĩnh mạch của cuốn mũi dưới. Chúng là chất đối kháng không chuyên biệt và
tác dụng lên hệ thống hơn là tại mũi, thường gây tác dụng phụ và khả năng dung
nạp kém.
Thuốc dạng uống được hấp thụ 1 cách hệ thống và tác
dụng hữu hiệu lên triệu chứng nghẹt mũi. Chúng tác dụng trực tiếp lên các α2
receptor tại niêm mạc mũi, và cũng tác dụng lên các α1 và α2
receptor tại trung ương và hệ thống tim mạch. Những chất này có thời gian bán
hủy ngắn. Thuốc thông mũi đường uống được sử dụng nhiều nhất là pseudoephedrine.
Tuy nhiên, bởi vì nó có thể chuyển hóa sang methaphetamine, tiến đến
pseudoephedrine bị giới hạn. Nó có thể được bán ở tiệm thuốc tây dưới dạng kê
dơn của bác sỹ hay OTC với số lượng giới hạn. Theo các điều luật gần đây, nhiêu
OTC decongestant được thay đổi công thức của nó bằng việc thêm vào phenylephrine
thay cho Pseudoephedrine. Các quan sát cho thấy phenylephrine dường như cho
các đặc tính yếu hơn so với pseudoephedrine khi dùng bằng đường uống. Một dạng
thuốc thông mũi phổ biến khác, phenylpropanolamine, đã bị loại khỏi danh
mục tại Mỹ năm 2001 sau khi bị phát hiện có dấu hiệu tăng xuất huyết ở người
trẻ.
Trong khi các chất thông mũi đường uống nhìn chung là
an toàn và dung nạp tốt ở người khỏe mạnh, những nguy cơ và tác dụng phụ vẫn có
thể xảy ra đặc biệt là những người nhạy cảm. Bởi vì những chất này có tác dụng
không chuyên biệt lên các α2 receptors ở thần kinh trung ương, việc
sử dụng của chúng thường đi kèm với triệu chứng mất ngủ, bồn chồn, lo lắng,
căng thẳng. Thêm vào đó, do tác dụng của chúng trên hệ thống tim mạch, bệnh
nhân thường có các triệu chứng như đánh trống ngực (palpitation), tim đập nhanh
(tarchycardia), tim đập không đều (irregular heartbeat). Thuốc thông mũi đường
uống còn có thể gây tăng huyết áp, và tình trạng bí tiểu (urinary retention).
Chúng nên dùng thận trọng ở bệnh nhân có vấn đề về tim mạch và huyết áp, và nên
được sử dụng ngắn hạn hơn là trong thời gian dài.
Các thuốc co mạch tại chổ được sử dụng phổ biến. Các
thuốc này có tác dụng rất tốt với cơ quan đích, giảm đáng kể triệu chứng nghẹt
mũi và tăng thông khí mũi. Các thuốc này cũng được chứng minh ít tác dụng lên
hệ thống toàn thân so với đường uống, mặc dù tác dụng phụ tăng huyết áp và lên
tim mạch thỉnh thoảng được nhận biết. Thuốc được sử dụng rộng rãi tại Mỹ là oxymetazoline
và phenylephrine, mặc dù những chất khác xylometazoline thỉnh thoảng
được dùng. Tác dụng không mong muốn chủ yếu của dòng thuốc này là sự nhanh nhờn
thuốc của cơ quan đích và rebound rhinitis. Do khả năng dung nạp nhanh ở
những bệnh nhân nhạy cảm, bệnh nhân có khuynh hướng dùng thuốc nhiều lần trong
ngày. Hậu quả là gây nên tình trạng tổn thương do thiếu oxy tại ( hypoxic
injury) niêm mạc mũi và dẫn tới tình trạng được gọi là rhinitis
medicamentosa. Sự rối loạn này gây nên nghẹt mũi trầm trọng và sự lệ thuộc
vào thuốc xịt mũi co mạch tại chổ. Ngừng dùng thuốc này, thường kèm với dùng
ngắn hạn corticosteroid, là cần thiết cho việc bảo tồn niêm mạc và giảm triệu
chứng nghẹt mũi.
KHÁNG RECEPTOR LEUKOTRIEN
Các cysteinyl leukotriences (cysLTs) là những
chất viêm trung gian được phóng thích bởi mast cells và basophils dưới sự kích
hoạt của các kháng thể. Chúng được tổng hợp từ acid arachadonic qua sự hoạt
động của enzyme 5-OH-lipoxygenase. Hoạt động cuối cùng của sự chuyển hóa này là
các leukotrience C4, D4, và E4. Những chất này là chất viêm trung gian và đóng
vai trò trong pha muộn của phản ứng dị ứng.
Vài thập kỷ qua, vai trò của CysLTs trong bệnh viêm
mũi dị ứng đã được chứng minh. Nồng độ các chất này tăng cao trong đáp ứng với
kháng thể và tương quan với triệu chứng viêm mũi dị ứng. Sự nhận biết vai trò
của CysLTs trong bệnh viêm mũi dị ứng đóng vai trò quan trọng dẫn tới việc tìm
kiếm các loại thuốc có khả năng ngăn chặn ảnh hưởng của những chất này.
Tại Mỹ, có 1 loại thuốc có khả năng chặn sự hoạt động
của enzyme 5-OH-lipoxygenase và vì thế ngăn cản sự chuyển từ acid arachidonic
thành CysLTs. Chất này là Zileuton, được FDA chấp nhận điều trị hen
suyển, nhưng chưa được sử dụng rộng rãi trong viêm mũi dị ứng. Thời gian bán
hủy ngắn, độc cho gan làm cho việc sử dụng của nó bị giới hạn trong bệnh viêm
mũi dị ứng. mặc dù nó được dùng off-label (được dùng hơn là chỉ định cho
phép của FDA) để điều trị bệnh polyp mũi.
Một nhóm khác của thuốc này được sử dụng là nhóm đối
kháng leukotrience receptor. Những thuốc này hoạt động thông qua gắn kết vào
receptor của tế bào đích với khả năng gắn kết của CysLTs và gây nên các ảnh
hưởng sinh lý khác. Một vài chất này có được sản xuất và có mặt tại Mỹ để điều
trị bệnh hen suyển. Trong khi cả 2 Montelukast và Zafirlukast đều được
FDA chấp nhận để điều trị bệnh hen suyển, chỉ có Montelukast được chấp
nhận để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Một vài nghiên cứu đã chứng minh tính
hữu hiệu của thuốc này trong điều trị cả viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi
dị ứng quanh năm. Nhìn chung, Montelukast có thể so sánh tính hữu hiệu của nó
với tính không gây buồn ngủ của antihistamine, như là loratadine, trong
việc giảm các triệu chứng ở mũi, mặc dù nó ít hiệu quả hơn thuốc xịt mũi
corticosteroide.
Bởi vì Montelukast là hữu hiệu trong điều trị cả nhiễm
trùn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, nó là thuốc được dùng để điều trị
những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng và cả hen suyển. Nó có thể được chỉ định đơn
độc hay phối hợp với các thuốc khác trong điều trị 2 bệnh trên.
XỊT MŨI CORTICOSTEROIDE.
Xịt mũi corticosteroide được sử dụng ngày càng nhiều
trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Các chất mới cho sự tác dụng “tuyệt vời”
và dường như không ức chế sự phát triển (free from growth suppression). Đồng
thời nó cũng có bioavailability <1%>A term used by pharmacologists
and pharmacists to describe the amount of a medication that reaches the blood
stream). Vì thế việc dùng thuốc qua đường mũi ít gây ảnh hưởng toàn thân.
Xịt mũi corticosteroid được chỉ định trong những trường hợp viêm mũi khó điều
trị như là bước điều trị thứ 2 (second-line therapy) khi thuốc đường
uống thất bại qua nhiều năm. Các chỉ dẫn gần đây chúng cũng thích hợp như là first-line
therapy ở những bệnh nhân với viêm mũi dai dẳng hay nghẹt mũi.
Corticosteroids là chất kháng viêm
ảnh hưởng lên nhiều tế bào và các chất trung gian thể dịch (humoral mediators).
Trong khi xịt mũi corticosteroid có tác dụng hữu hiệu lên pha muộn của các chất
trung gian như là T-cell cytokines, và eosinophils, có vài bằng chứng cho rằng
chúng cũng có thể tác dụng lên giai đoạn sớm của viêm mũi dị ứng. Do tính chất
kháng viêm của nó, thuốc xịt mũi corticosteroid nhìn chung không đạt tác dụng
tối đa sau vài tuần, dù rằng tác dụng tấn công được ghi chú là trong vòng 24h.
Thật ra, các nghiên cứu đề xuất rằng các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải
thiện nhiều nếu họ tiếp tục liên tục trong vài tháng. Vì nguyên nhân này, xịt
mũi corticosteroids được chỉ định dùng thời gian dài để quản lý các triệu chứng
hơn là giai đoạn tấn công của bệnh. Thêm vào đó, so với các thuốc kháng
histamine đường uống hoặc xịt mũi thì thuốc xịt mũi corticosteroid cho tác dụng
tốt hơn trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Hiện tại có 8 loại xịt mũi
corticosteroides được chấp nhận sử dụng tại Mỹ. Các thuốc trước đó ít được sử
dụng thường xuyên vì khả năng dung nạp toàn thân và bioavailability lớn. Những
chất này bao gồm beclomethasone dipropionate, triamcinolone acetonide,
budesonide, và flunisolide. Trong 1 nghiên cứu tiến cứu trên lâm sàng trong
1 năm cho thấy rằng Beclomethasone dipropionate gây ức chế đáng kể sự phát
triển ở trẻ em trước tuổi dậy thì khi so sánh với nhóm chứng. Các chất mới hơn
bao gồm fluticasone propionate, và mometasone furoate được sử dụng vài năm nay
tại Mỹ, và fluticasone furoate và ciclesonide, được FDA lần lượt chấp thuận vào
năm 2006 và 2007. Những chất này đều có bioavailability <>
Cả 2 chất fluticasone propinonate và
mometasone furoate đều không ức chế sự tăng trưởng sau 1 năm theo dõi ở các
nghiên cứu tiến cứu trên lâm sàng. Thêm vào đó, ciclesonide chưa được bán tại
Mỹ. Những chất này nhìn chung chỉ được chỉ định mỗi ngày dùng 1 lần, mặc dù 2 lần/ngày
thỉnh thoảng cần thiết trong 1 vài trường hợp (ví dụ trong trường hợp điều trị
polyp mũi với momentasone furoate).
KHÁNG CHOLINERGIC TẠI CHỔ
Ipratrobium bromide là thuốc được
dùng đường mũi ở bệnh nhân viêm mũi. Nó hoạt động như là chất kháng cholinergic
tại mũi, giảm đặc tính đối giao cảm, và giảm triệu chứng chảy mũi 1 cách hiệu
quả ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng và cả không dị ứng. Nó không có tác dụng lên
ngứa mũi, hắt hơi, và nghẹt mũi.
BÌNH ỔN MAST-CELL
Cromolyn sodium là OTC
(over-the-counter) có dạng dùng xịt mũi. Nó có tác dụng làm giảm kênh calci vào
tế bào mast và vì thế bình ổn màng tế bào, ngăn chặn quá trình mất hạt nhỏ của
bạch cầu và phóng thích histamine. Cromolyn sodium có thời gian bán hủy ngắn
tại mũi và vì thế nó được chỉ định dùng ít nhất 4 lần/ngày. Thêm vào đó, bởi vì
tác dụng ngăn chặn sự mất hạt của tế bào mast, nhưng nó sẽ không có tác dụng
khi tế bào mast đã degranulate và phóng thích histamine. Vì thế nó phải
được dùng như là liệu pháp phòng ngừa khi bệnh nhân tiên liệu triệu chứng có
thể xuất hiện. Các nghiên cứu lâm sàng nhìn chung đều cho thấy tính an toàn của
thuốc này.
THUỐC TIÊU ĐÀM (MYCOLYTICS)
Những thuốc này là guaifenesin
thường được chỉ định cho bệnh nhân dị ứng mũi với mục đích làm loãng bớt sự dày
đặc của chất nhầy. Lâm sàng cũng cho thấy tính hữu hiệu của nó trên chất nhầy.
Nó hoạt động giống nhất chất kích thích dây X với liều 2400mg/ngày ở trẻ lớn.
Trong khi một vài nghiên cứu cho rằng thuốc này đóng vai trò trong việc làm
loãng đờm của các nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhìn chung các nghiên cứu chưa
chứng minh được tính hữu dụng của thuốc trên bệnh nhân viêm xoang mạn tính.
Sơ đồ KROUSE
LIỆU PHÁP KHÁNG IG-E
Kháng thể Monoclonal anti-IgE (An
antibody produced by a single clone of cells. Monocloned antibodies can be made
in large amounts in the laboratory), Omalizumab, có mặt tại Mỹ để điều trị
bệnh hen suyển dị ứng. Nó được chỉ định cho những bệnh nhân hen suyển điều trị
khó khăn hay lệ thuộc steroid (steroid-dependent), hoạt động bằng cách gắn vào
phần Fc của phân tử IgE, ngăn cản sự bám dính của kháng thể vào phần
Fab. Qua cơ chế này, nó ngăn cản sự gắn kết của kháng thể và sự hoạt
động của tế bào mast.
Trong khi tính hữu hiệu của nó được
ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu trên lâm sàng điều trị bệnh nhân hen suyển, việc
sử dụng nó trong viêm mũi vẫn chưa thường xuyên, 1 phần là do giá thành của nó
( ước tính khoảng 10,000 usd mỗi năm). Tuy nhiên, 1 nghiên cứu gần đây khẳng
định vai trò của Omalizumab trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và lưu ý rằng
trong 1 số trường hợp sự lựa chọn thuốc này để điều trị bệnh nhân viêm mũi dị
ứng là hợp lý.
KẾT LUẬN
Có nhiều loại thuốc được dùng để
điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Phương pháp điều trị thích hợp nhất dựa vào sự
biểu hiện triệu chứng của mỗi bệnh nhân, sự dung nạp thuốc của bệnh nhân, sự ưu
tiên cho mỗi nhóm thuốc điều trị, và sự đáp ứng của việc điều trị. Có nhiều sự
lựa chọn thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng lên triệu chứng của bệnh
nhân thông qua các cơ chế khác nhau ( được tóm tắt ở bảng 2). Thông qua sự đánh
giá đúng về cơ chế sinh bệnh học, các bác sỹ có thể lựa chọn các phương pháp
điều trị khác nhau để quản lý 1 cách hiệu quả triệu chứng của bệnh nhân.
Thêm vào đó, lưu tâm tới đặc tính
của các loại thuốc có thể hổ trợ cho các nhà lâm sàng chọn ra loại thuốc thích
hợp cho mỗi bệnh nhân. Bởi vì mỗi loại thuốc không thể áp dụng chung cho tất cả
các bệnh nhân, sự chọn lựa thích hợp sẽ giúp cho hiệu quả thành công của việc
điều trị tăng cao.
Cuối cùng, điều trị bằng thuốc chỉ
là 1 trong 3 mục đích chính trong điều trị bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Đáp ứng
tốt với thuốc điều trị nên kết hợp với sự quản lý môi trường sống hợp lý. Tránh
tiếp xúc với dị nguyên, giảm viêm, cải thiện triệu chứng bệnh nhân, giảm việc
điều trị bằng thuốc. Thêm vào đó, đối với những trường hợp điều trị khó khăn
thì miễn dịch liệu pháp có thể là sự lựa chọn.
Đối với những bệnh nhân viêm mũi dị
ứng, kết hợp các phương pháp điều trị là cần thiết để mang lại kết quả tốt
nhất. Lựa chọn thuốc đúng đắn vẫn là cần thiết ở mỗi bệnh nhân. Các bác sỹ nên
chú ý tới sự an toàn và tính hiệu quả của thuốc khi điều trị trên bệnh nhân
viêm mũi dị ứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét